Phong thủy cầu thang nhà ống và những điều cần lưu ý

Dù chúng ta có đi khắp năm châu bốn bể, có vươn xa tới tận chân trời nào thì không ở đâu cho ta cảm giác quen thuộc như ngôi nhà thân yêu. Nơi đó chứa đựng biết bao kỉ niệm thơ ấu tươi đẹp. Đó cũng là nơi duy nhất để ta trở về, có người quan tâm, chăm sóc cho ta, là chỗ dựa cho ta khi mệt mỏi, gục ngã bởi cuộc sống xô bồ ngoài kia. Vì thế việc tập trung cho kiến trúc của ngôi nhà là hết sức quan trọng. Hiện nay, nhiều bản thiết kế nhà rất được ưa chuộng vì kiến trúc đẹp, hiện đại. Đặc biệt là cầu thang. Cầu thang nối giữa các tầng với nhau, phong thuỷ cầu thang nhà ống được bố trí hợp lý thì năng lượng tốt sẽ lưu thông khắp căn nhà, đem lại nhiều sức khỏe tốt và may mắn, tài lộc. Vậy nên bố trí thế nào thì hợp phong thuỷ cầu thang nhà ống?

phong thủy cầu thang nhà ống

Những điều cần nhớ về phong thuỷ cầu thang nhà ống

Theo phong thuỷ, cầu thang có 2 bộ phận là động khẩu và lai mạch. Ngoài vấn đề hợp phong thuỷ thì yếu tố về thẩm mỹ cũng như yếu tố an toàn cũng cần được chú trọng, đặt lên hàng đầu.

Chiếu nghỉ là nơi nghỉ chân tạm thời mà bắt buộc cầu thang phải có để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Theo tiêu chuẩn xây dựng thì chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân cầu thang, phải được đặt ở vị trí hợp lý sao cho đi lại thuận tiện nhất có thể. Thông thường, người ta thường đặt chiếu nghỉ ở vị trí khoảng giữa của tổng số bậc thang, tầm vị trí bậc thứ 13 đến bậc thứ 15. Nếu nhà nhỏ hơn, có thể tính toán sao cho chiếu nghỉ đặt ở số bậc hợp lý, miễn là đặt ở bậc lẻ.

Chiều cao cầu thang, chiều cao lan can, chiều rộng bậc thang, động rộng chiếu nghỉ là các yếu tố ảnh hưởng đến tính an toàn của cầu thang. Đây là nguyên tắc được chú trọng hàng đầu trong việc thiết kế. Chiều rộng trung bình của cầu thang vào khoảng 75-120cm, nhà lớn hơn thì có thể vào khoảng 150cm trở lên, chiều cao trung bình là 24-27cm. Như vậy mới có thể đảm bảo an toàn cho người dùng, không gây ra cảm giác cầu thang chật hẹp hay quá dốc, làm người lên xuống chóng mặt, mất sức. Nên chú ý lắp đặt tay vịn, lan can phù hợp, che chắn cẩn thận khi trong gia đình có người lớn tuổi hoặc trẻ em.

Vị trí để bố trí cầu thang đắc địa nhất trong các ngôi nhà ống được nhiều người lựa chọn chính là giữa nhà bếp và phòng khách. Ngoài việc lưu thông giữa các tầng với nhau thì đây cũng là sự lựa chọn sáng suốt để tận dụng cầu thang làm vách ngăn hai không gian phòng khách và nhà bếp, giúp tăng cao tính thẩm mỹ và tiết kiệm nhiều không gian cho ngôi nhà. Nên lắp đặt cầu thang sát tường, hơi lệch với cửa chính. Việc này giúp các luồng ánh sáng, không khí lưu thông dễ dàng trong căn nhà, giúp căn nhà không bị thiếu sáng hay ngột ngạt.

Bên cạnh đó, kiểu dáng, vật liệu của cầu thang cũng phải phù hợp với thiết kế tổng thể của căn nhà, đảm bảo rằng nó cũng hài hoà với những món nội thất khác. Nếu căn nhà ống có diện tích lớn thì cầu thang có thể làm từ bê tông cốt thép, chia bậc bằng gạch. Nếu nhà có diện tích nhỏ thì sử dụng các loại cầu thang nhẹ sẽ tiết kiệm chi phí, không gian cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ hơn. Nên biết tận dụng không gian gầm cầu thang làm nhà kho cất chứa đồ đạc, làm tủ sách, hầm rượu sẽ giúp căn nhà gọn gàng, tiện lợi hơn.

Hình dáng cầu thang uốn lượn hình long bàng là sự lựa chọn tốt nhất, hoặc có thể lựa chọn cầu thang xoắn ốc, cầu thang tròn. Nhưng không nên đặt cầu thang xoắn ốc đến vị trí giữa nhà vì vận khí sẽ bị cột xoắn, tác động xấu đếu gia chủ. Cũng không nên chọn kiểu cầu thang xương cá khi thiết kế nhà ống, dễ làm cho gia chủ mắc bệnh về thần kinh, tim mạch, huyết áp.

phong thủy cầu thang nhà ống

Không nên bố trí cầu thang ở các vị trí cấm kỵ vì phạm phải phong thuỷ sẽ đem lại xui xẻo, những điều không tốt cho gia đình, tài lộc sa sút như:

  • Nơi thiếu ánh sáng
  • Đối diện cửa ra vào, nhà bếp, nhà vệ sinh.
  • Cầu thang trong nhà ống không nên đặt giữa nhà, chia đôi căn nhà.
  • Nên chọn cầu thang có thiết kế đơn giản
  • Chân cầu thang không được đối diện cửa ra vào hay phòng ngủ

Nguyên tắc thiết kế cầu thang nhà ống

Nhà ống có thiết kế khá đơn giản, dễ thi công, thời hạn hoàn thành nhanh chóng. Chi phí xây dựng cũng không quá cao nên phù hợp với tài chính của các hộ gia đình, nhất là gia đình có thu nhập thấp – trung bình. Ngôi nhà cũng không mất quá nhiều thời gian và công sức trong việc trang trí.

Tuy nhiên, thiết kế các căn nhà ống khá giống nhau, không có điểm khác biệt. Bên cạnh đó, các nhà xây sát nhau nên không thể mở cửa sổ hông, không khí không được thông thoáng, độ sáng cũng bị hạn chế. Kiến trúc dạng ống nên làm vọng tiếng ồn. Ảnh hưởng đến việc đi lại của người lớn tuổi và trẻ nhỏ trong nhà vì có nhiều tầng.

Muốn xây nhà ống thì người kiến trúc sư phải nắm rõ nguyên tắc thiết kế nhà ống. Khi vẽ bản vẽ cần xác định rõ từng khu vực trong nhà, phân chia các không gian hợp lý. Bổ sung giếng trời để ngôi nhà được thoáng đãng, đủ ánh sáng, giàu sinh khí. Thiết kế nhà ống cũng có thể hài hoà với khu vực xung quanh để tổng thể căn nhà đạt độ thẩm mỹ cao. Đặc biệt, luôn đề cao, chú trọng yếu tố phong thuỷ để rước tài lộc, vận may vào nhà và tránh những điều xui xẻo. Cuối cùng, cần đảm bảo tính an toàn, phòng cháy chữa cháy để đề phòng kẻ xấu đột nhập hoặc trong trường hợp khẩn cấp thì người trong nhà có thể dễ dàng thoát thân.

phong thủy cầu thang nhà ống

Xu hướng thiết kế nhà ống hiện nay

Xu hướng thiết kế nhà ống hiện nay thường được định hướng theo trường phái hiện đại, tân cổ điển, cổ điển. Nên chọn thiết kế mà mình yêu thích nhưng cũng làm sao cho người khác nhìn vào có thể biết được rằng chủ nhà là người tinh tế, lựa chọn thấu đáo. Bởi căn nhà là không gian đối ngoại, phải tạo cảm giác ấm cúng, nồng nhiệt, thân mật nhưng cũng đẳng cấp không kém cho những người đến thăm nhà, qua đó cũng thể hiện được phong cách của gia chủ.

Hy vọng bài viết đưa ra được những thông tin bổ ích về phong thủy cầu thang nhà ống giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn về thiết kế tổ ấm trong mơ của mình. Qua đó, sở hữu một căn nhà như ý, hợp phong thuỷ sẽ giúp cuộc sống vui vẻ, sự nghiệp thăng tiến, phúc lộc đầy nhà.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN