Thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở yêu cầu những loại giấy tờ gì?

Mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở là gì? Thiết kế cơ sở là gì? Thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở yêu cầu những loại giấy tờ gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều khi tìm kiếm thông tin. Vậy trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những thông tin thú vị xoay quanh thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở để chuẩn bị mọi thứ thật cẩn thận, chu đáo nhé!

Liệt kê những thứ cần trong thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở

thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở

Thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở gồm 3 phần như sau:

Thuyết minh thiết kế cơ sở

Sau khi bạn hoàn thành việc tạo ra bản thiết kế cơ sở thì tiếp theo bạn cần thuyết minh, thuyết trình trước các cơ quan thẩm định để có thể thuyết phục họ rằng công trình của mình tính khả thi cao, có khả năng thực hiện được.

Đầu tiên, các bạn cần thuyết minh tổng quát công trình.

Người tạo ra bản thiết kế cần phải dựa theo những quy định chung để lập thiết kế liên quan đến kỹ thuật. Sau đó, phải thuyết trình lần lượt theo các danh mục về quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được áp dụng trong từng chi tiết của bản thiết kế.

Dựa theo phương án thiết kế đã được chọn ban đầu của công trình thì những nội dung cơ bản được cơ quản thẩm định sẽ duyệt bao gồm: các thông tin, chỉ tiêu về các vấn đề mà công trình có thể đạt được.

Thứ hai, xét về điều kiện tự nhiên, môi trường, kỹ thuật tác động chi phối của bản thiết kế

Đối với mục này, người thiết kế cần đưa ra được các tài liệu liên quan đến khu vực xây dựng công trình như địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn,.. để minh chứng về tính khả thi cho mọi điều kiện cho nghiên cứu của mình.

Từ đó, cơ quan thẩm định sẽ đánh giá một cách khách quan những tác động những yếu tố bên ngoài như môi trường, điều kiện tự nhiên xung quanh tới sự tác động bên trong có thể nảy sinh trong quá trình tiến hành dự án.

Thứ ba, kinh tế kỹ thuật công trình.

Đối với phần kinh tế kỹ thuật, người thiết kế cần nêu được các thông số cụ thể của công trình, đặc điểm về công suất của thiết kế. Thêm vào đó, cũng cần đưa ra những danh mục, phương án cũng như chất lượng sản phẩm trong công trình và đánh giá những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật một cách hiệu quả, năng suất nhất đối với công trình, dự án của mình.

Thứ tư, công nghệ áp dụng trong thi công xây lắp công trình.

thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở

Cần đảm bảo nội dung về phương án sản xuất cũng như việc sử dụng, bố trí các dây chuyền công nghệ. Người thiết kế phải trình bày cũng như tính toán rõ ràng được những lý do tại sao lựa chọn những thiết bị đó. Đồng thời những biện pháp để đảm bảo an toàn cháy nổ cũng như các phương án bảo vệ môi trường xung quanh nơi thực hiện dự án.

Thứ năm, đưa ra những giải pháp cho thiết kế cơ sở.

Cần đưa ra những biện pháp cụ thể cho các nội dung chính như:

  • Bố trí mặt bằng tổng thể, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng.
  • Tổng thể những giải pháp liên quan đến kiến trúc, kết cấu móng.
  • Trình bày các thông tin, phương án về khả năng chịu lực, kết cấu chịu bền.
  • Trình bày tổng quan về hệ thống điện,nước cũng như các biện pháp phòng chống cháy, nổ.
  • Trang trí bên ngoài công trình.
  • Tổng hợp những công nghệ, trang thiết bị cho từng hạng mục.

Bản vẽ thiết kế cơ sở

Đối với bản vẽ, phải thực hiện được các nội dung sau đây:

  • Mặt bằng, vị trí công trình trên bản đồ
  • Tổng diện tích bố trí hệ thống chi tiết
  • Các bản vẽ kỹ thuật nội khu và ngoại khu
  • Bản vẽ cho mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt ngang của công trình
  • Sơ đồ mặt bằng các tầng của dự án
  • Vị trí thiết bị, sử dụng dây chuyền công nghệ thi công
  • Giải pháp phòng chống cháy nổ, lối thoát hiểm cho những người thi công

Tổng dự toán của hồ sơ thiết kế cơ sở

thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở

Đối với hạng mục này, người thiết kế nên dự toán được khoản chi phí mà công trình sẽ dùng để thông báo cho chủ đầu tư gồm: dự toán xây dựng, hạng mục, chi phí quản lý và các chi phí phát sinh.

Người thiết kế cần biết cách cân bằng các khoản chi phí để không được vượt mức đầu tư đã được phê duyệt từ trước.

Kết luận

Như vậy, bài viết hôm nay đã giới thiệu cho các bạn những gì cần biết, cần có trong thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở. Có thể thấy, để có được một hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh cần nhiều yếu tố khác nhau cũng như phải chuẩn bị nhiều thông tin như thuyết minh thiết kế, trình bày bản vẽ và dự toán cho dự án. Hy vọng qua bài viết hôm nay, các bạn đã có thêm kiến thức về thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở nói riêng và thiết kế xây dựng nói chung.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN